Sau hơn 1 năm khó khăn, hiện thị trường VLXD đang có những dấu hiệu hồi phục, nhất là vào những tháng cuối năm, khi nhu cầu xây dựng, tu sửa nhà cửa trong dân tăng cao.
Thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) khó tiêu thụ, tồn kho nhiều trong 3 quý liên tiếp do lĩnh vực xây dựng, bất động sản đình trệ. Tuy nhiên, theo quy luật, quý IV hàng năm bắt đầu vào mùa cao điểm xây dựng dân dụng, sức cầu VLXD sẽ tăng mạnh, đặc biệt là cú huých từ chủ trương đẩy mạnh giải ngân đầu tư công bắt đầu triển khai từ tháng 7/2012.
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, sản xuất và tiêu thụ thép trong những tháng đầu năm giảm khoảng 12%, trong khi lượng tồn kho tăng 15%. Với lĩnh vực xi măng, sản lượng cũng giảm gần 11%, trong khi mức tiêu thụ giảm hơn 15%.
Đối với ngành gốm sứ xây dựng, tình hình cũng không mấy khả quan khi lượng hàng tồn kho lên đến 20%. Lĩnh vực sản xuất vật liệu không nung, dù Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích phát triển, nhưng sản lượng sản xuất chỉ đạt 20 - 30% công suất, trong khi sản lượng tiêu thụ cũng chỉ đạt 50 - 60% sản lượng sản xuất.
Do sức tiêu thụ thấp, hàng tồn kho nhiều, chi phí sản xuất tăng khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành VLXD gặp khó. Nhiều doanh nghiệp cho biết, để giảm lượng hàng tồn, doanh nghiệp phải giảm công suất hoặc cho tạm dừng dây chuyền. Trong khi một số doanh nghiệp sắt thép, thép hộp, thép vuông, ống thép... khác tìm cách xuất khẩu sản phẩm để giải bài toán đầu ra.
Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT CTCP Đồng Tâm Long An cho biết, thị trường bất động sản trầm lắng đã ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ, gạch ốp lát. Ứng phó với khó khăn, ngoài đẩy mạnh xuất khẩu, Đồng Tâm Long An cũng đưa ra thị trường nhiều mẫu mã mới, giá cả phù hợp.
Cũng theo ông Thắng, quy luật những tháng cuối năm, sức cầu VLXD sẽ tăng, nhưng còn phụ thuộc vào sự hồi phục của thị trường bất động sản.
Ông Lương Quang Khải, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vincem) cho biết, do sức tiêu thụ trong nước giảm, nên thời gian qua, Vincem đã phải đẩy mạnh xuất khẩu. Theo ông Khải, đến hết tháng 9/2012, thị trường VLXD chưa có nhiều chuyển biến, nhưng trong những tháng cuối năm, các doanh nghiệp sản xuất VLXD đều hy vọng mức tiêu thụ sẽ tăng lên. Bởi theo quy luật, quý IV, nhu cầu VLXD trong nước tăng mạnh.
Theo một số chuyên gia, sau hơn 1 năm khó khăn, hiện thị trường VLXD đang có những dấu hiệu hồi phục, nhất là vào những tháng cuối năm, khi nhu cầu xây dựng, tu sửa nhà cửa trong dân tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều dự án bất động sản cũng đã tái khởi động, hoặc đẩy nhanh triển khai để kịp bàn giao nhà cho khách hàng trước Tết Âm lịch cũng giúp sức tiêu thụ VLXD được cải thiện.
Đặc biệt, bắt đầu từ tháng 7/2012, với chủ trương đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, với mức giải ngân bình quân mỗi tháng đạt khoảng 21.000 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm, sẽ giúp nhiều dự án được tái khởi động, cũng như có nhiều dự án mới được triển khai. Do vậy, nhu cầu về VLXD sẽ tăng trong thời gian tới.
Theo ông Lương Quang Khải, việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công ngay lập tức chưa thể tác động đến sức cầu VLXD. Song các dự án mới được triển khai từ đầu tư công sẽ có tác động đến thị trường VLXD vào năm 2013 hoặc những năm sau đó. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất VLXD có cơ sở hy vọng vào sự phục hồi của thị trường VLXD.
Theo Phương Anh (ĐTCK)
Thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) khó tiêu thụ, tồn kho nhiều trong 3 quý liên tiếp do lĩnh vực xây dựng, bất động sản đình trệ. Tuy nhiên, theo quy luật, quý IV hàng năm bắt đầu vào mùa cao điểm xây dựng dân dụng, sức cầu VLXD sẽ tăng mạnh, đặc biệt là cú huých từ chủ trương đẩy mạnh giải ngân đầu tư công bắt đầu triển khai từ tháng 7/2012.
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, sản xuất và tiêu thụ thép trong những tháng đầu năm giảm khoảng 12%, trong khi lượng tồn kho tăng 15%. Với lĩnh vực xi măng, sản lượng cũng giảm gần 11%, trong khi mức tiêu thụ giảm hơn 15%.
Đối với ngành gốm sứ xây dựng, tình hình cũng không mấy khả quan khi lượng hàng tồn kho lên đến 20%. Lĩnh vực sản xuất vật liệu không nung, dù Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích phát triển, nhưng sản lượng sản xuất chỉ đạt 20 - 30% công suất, trong khi sản lượng tiêu thụ cũng chỉ đạt 50 - 60% sản lượng sản xuất.
Do sức tiêu thụ thấp, hàng tồn kho nhiều, chi phí sản xuất tăng khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành VLXD gặp khó. Nhiều doanh nghiệp cho biết, để giảm lượng hàng tồn, doanh nghiệp phải giảm công suất hoặc cho tạm dừng dây chuyền. Trong khi một số doanh nghiệp sắt thép, thép hộp, thép vuông, ống thép... khác tìm cách xuất khẩu sản phẩm để giải bài toán đầu ra.
Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT CTCP Đồng Tâm Long An cho biết, thị trường bất động sản trầm lắng đã ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ, gạch ốp lát. Ứng phó với khó khăn, ngoài đẩy mạnh xuất khẩu, Đồng Tâm Long An cũng đưa ra thị trường nhiều mẫu mã mới, giá cả phù hợp.
Cũng theo ông Thắng, quy luật những tháng cuối năm, sức cầu VLXD sẽ tăng, nhưng còn phụ thuộc vào sự hồi phục của thị trường bất động sản.
Ông Lương Quang Khải, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vincem) cho biết, do sức tiêu thụ trong nước giảm, nên thời gian qua, Vincem đã phải đẩy mạnh xuất khẩu. Theo ông Khải, đến hết tháng 9/2012, thị trường VLXD chưa có nhiều chuyển biến, nhưng trong những tháng cuối năm, các doanh nghiệp sản xuất VLXD đều hy vọng mức tiêu thụ sẽ tăng lên. Bởi theo quy luật, quý IV, nhu cầu VLXD trong nước tăng mạnh.
Theo một số chuyên gia, sau hơn 1 năm khó khăn, hiện thị trường VLXD đang có những dấu hiệu hồi phục, nhất là vào những tháng cuối năm, khi nhu cầu xây dựng, tu sửa nhà cửa trong dân tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều dự án bất động sản cũng đã tái khởi động, hoặc đẩy nhanh triển khai để kịp bàn giao nhà cho khách hàng trước Tết Âm lịch cũng giúp sức tiêu thụ VLXD được cải thiện.
Đặc biệt, bắt đầu từ tháng 7/2012, với chủ trương đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, với mức giải ngân bình quân mỗi tháng đạt khoảng 21.000 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm, sẽ giúp nhiều dự án được tái khởi động, cũng như có nhiều dự án mới được triển khai. Do vậy, nhu cầu về VLXD sẽ tăng trong thời gian tới.
Theo ông Lương Quang Khải, việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công ngay lập tức chưa thể tác động đến sức cầu VLXD. Song các dự án mới được triển khai từ đầu tư công sẽ có tác động đến thị trường VLXD vào năm 2013 hoặc những năm sau đó. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất VLXD có cơ sở hy vọng vào sự phục hồi của thị trường VLXD.
Theo Phương Anh (ĐTCK)
0 Response to "Thị trường vật liệu xây dựng quý IV: Kỳ vọng phục hồi "
Đăng nhận xét